Mức phạt Chủ xe-Hợp Tác Xã-DN Vận Tải không có phù hiệu

HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI BẠN HỮU ĐƯỜNG XA – 0984044944 (https://www.banhuuduongxa.com) giới thiệu Mức phạt Chủ xe-Hợp Tác Xã-DN Vận Tải không có phù hiệu, dán phù hiệu hết hạn.

2. Nghị định 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải

  1. Theo khoản 1 điều 3, Nghị định 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Còn theo khoản 2, điều 3, Nghị định 10/2019/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Theo Sở Giao thông-Vận tải, xe tham gia kinh doanh được đăng ký và cấp phù hiệu, trên giấy chứng nhận kiểm định cũng được tích vào phần ô vuông: kinh doanh vận tải
  2. Thiết bị định vị phải đạt chuẩn QCVN31: 2014/BGTVT đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc 4, 10 tiếng của lái xe trong ngày và Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng định vị toàn cầu (GSM).

 Thế nào là xe kinh doanh vận tải ? 

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thu tiền trực tiếp được hiểu là sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa; hành khách nhằm mục đích thu tiền trực tiếp (tiền cước vận chuyển, tiền vé xe….). Ví dụ như chạy xe tải để thu tiền cước vận chuyển hàng hóa.

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp được hiểu là: Hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong đó đơn vị kinh doanh vận tải vừa thực hiện công đoạn vận tải vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình kinh doanh sản phẩm. Hoặc thu cước phí thông qua hoạt động kinh doanh sản phẩm; dịch vụ đó.

Ví dụ: như công ty bạn thực hiện việc sản suất thức ăn chăn nuôi và xe của công ty bạn sử dụng xe tải để vận chuyển thức ăn đó tới các nhà phân phối của công ty bạn.

Thế nào là xe không kinh doanh vận tải ?

Xe không kinh doanh vận tải là xe không thuộc những trường hợp trên. Sử dụng xe không với mục đích sinh lợi. Không phát sinh lợi nhuận trong quá trình vận chuyển. 

3. Mức phạt nếu kinh doanh có chở khách có phát sinh lợi nhuận mà không có phù hiệu

Mức phạt đối với điều khiển xe (lái xe) khi xe không có gắn phù hiệu

Căn cứ vào điểm e, khoản 6, điều 23 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

 

Mức phạt đối với chủ xe (tham gia htx phạt theo tổ chức  kinh doanh) khi xe không có gắn phù hiệu

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;

Như vậy, công ty hoặc chủ xe là chủ phương tiện mà giao cho bạn điều khiển xe không có phù hiệu thì cũng bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

4.Liên hệ tư vấn thêm về tham gia đăng ký hợp tác xã 

HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI BẠN HỮU ĐƯỜNG XA 

-Địa chỉ: 230/34/9 Phan Huy Ích, P.12, Q. Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh
-Email: hoptacxabanhuuduongxa@gmail.com | Website: www.BanHuuDuongXa.com
-Tư vấn miễn phí: Tel / zalo/ Facebook: 0984044944

  1. CAM KẾT: hết lòng phụng sự cộng đồng cung cấp Sản Phẩm Dịch Vụ Chất Lượng đơn giản hóa thủ tục tạo thuận tiện, nhanh, đơn giản, đúng thời gian cho khách hàng.
  2. KIM CHỈ NAM: Chữ Tín là Số 1, Hỗ trợ hết mình vì chất lượng dịch vụ với trách nhiệm cao và sự tử tế.
  3. SỨ MỆNH: phục vụ khách hàng, đối tác như TRI KỶ vì Lợi ích hài Lòng.
  4. TRIẾT LÝ: “Lấy Công Làm Lời”, ổn định, lâu dài và khách hàng, đối tác là Người Bạn Đồng Hành để khách hàng Chọn Mặt Gửi Vàng

Câu hỏi 1:

Hiện tại gia đình tôi có 03 xe tải 2 xe tải trọng 2.5 tấn và 1 xe tải trọng 3.85 tấn. Tôi có câu hỏi mong được tư vấn như sau:Theo quy định của pháp luật chậm nhất đến ngày 1.1.2017 xe kinh doanh vận tải phải có phù hiệu xe tải. Nhưng gia đình tôi không kinh doanh vận tải vậy xe tải không đăng ký kinh doạnh vận tải và trên sổ kiểm định không có đăng ký kinh doanh vận tải thì có phải làm phù hiệu xe tải không ?

Trả lời: Theo như nôi dung là gia đình bạn không kinh doanh vận tải, nhưng trước hết cần phải làm rõ có sử dụng xe tải với mục đích kinh doanh hay không. Căn cứ theo khoản 1,2, 3 Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tại bằng xe ô tô quy định thì :

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Câu hỏi 2

Tôi có 1 cái xe dùng để chở thức ăn chăn nuôi gia súc vì nhà có nuôi gia súc để bán, xe 1 tấn thì có cần xin cấp phù hiệu xe tải hay không?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

kinh doanh chăn nuôi gia súc để bán, và bạn dùng xe để chở hàng hóa thức ăn chăn nuôi, đây là công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ và có thu nhập từ việc bán gia súc. Vậy hoạt động này của bạn được coi là kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Tại Điều 50 Thông tư 12/2020/TT-BGTVTquy định về trường hợp kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh như sau:

“Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:

a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

c) Có từ 05 xe trở lên.

d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.

2. Lộ trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Tóm lại, trên cơ sở các quy định nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 05 xe không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;

e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

5. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về mẫu Giấy phép kinh doanh.

Câu hỏi 3

Theo đó, Bộ GTVT nhận được Văn bản số 9330/VPCP-ĐMDN ngày 27/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của Công ty cổ phần Lý Ngân Vina (gửi kèm Thư của Công ty cổ phần Lý Ngân Vina gửi Văn phòng Chính phủ), Bộ GTVT xin thông tin làm rõ như sau:

Theo nội dung Thư của Công ty cổ phần Lý Ngân Vina, cho thấy: “Công ty có 02 xe tải dưới 5,5 tấn (vận tải không thu tiền trực tiếp) và sử dụng cho việc chở hàng điện máy đi các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình và cho rằng không thuộc đối tượng được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu xe tải và đề nghị hướng dẫn, nhưng năm 2017 vẫn bị cảnh sát giao thông xử phạt 02 lần với số tiền 28 triệu đồng; gần đây Công ty vẫn bị cảnh sát giao thông Quản Bình xử phạt 02 lần …”

Trả lời:

Vấn đề này, Bộ GTVT xin làm rõ và có ý kiến như sau: Nội dung làm rõ về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình. Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì đã giao Bộ GTVT “Quy định cụ thể về vỉệc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách vận tải hành khách nội bộ; lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp Giắp phép kinh doanh ”.

Trên cơ sở các quy định nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 05 xe không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình.

Nội dung hướng dẫn thực hiện đối vói đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, lái xe vận tải hàng hóa khi tham gia giao thông. Khi Công ty sử đụng phương tiện để vận chuyển hàng hóa thì lái xe phải mang theo các loại Giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ và Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT (mẫu tại phụ lục số 28 của Thông Ur số 63/2014/TT-BGTVT, tại Giấy vận tải Công ty ghi thêm thông tin về số lượng xe của đơn vị và thuộc đối tượng không phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu cho phương tiện) để xuất trình khi lượng lượng chức năng sẽ xác định được là Công ty chỉ vận chuyển hàng nội bộ của đơn vị mình.

Chọn link Xem Thêm bài viết liên quan: 

      1. Mức phạt lái xe 4-7-16-29-45 chỗ không có thẻ tập huấn lái xe kinh doanh vận tải
      2. Mức phạt Doanh Nghiệp-Hợp Tác Xã và Lái Xe Không Khám Sức Khỏe 6 Tháng 1 Lần
      3. Mức phạt xe 16-29-45 chỗ không gửi báo cáo Sở hợp đồng trước khi khởi hành
      4. Mức phạt khi lái xe không có hợp đồng lao động với Hợp Tác Xã-DN Vận Tải
      5. Mức phạt Chủ xe-Hợp Tác Xã-DN Vận Tải không có phù hiệu
      6. Mức phạt Chủ xe-Hợp Tác Xã-DN Vận Tải không có hộp đen định vị xe
      7. Mức phạt không dán logo Hợp tác xã-DN Vận Tải hai bên cửa xe
      8. Mức phạt không mang theo lệnh vận chuyển và giấy vận tải
      9. 10 Giấy Tờ Xe 4 7 16 29 45 Chỗ Và Xe Tải Kinh Doanh Vận Tải Phải Có Để Không Bị Phạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*dien thoai va chat*/